Hotline: 0968266345
MÃ TRƯỜNG: CDD0122 Trang chủ Tìm kiếm
Danh mục

Là một tân sinh viên, bạn cần chuẩn bị những gì cho chính mình

Cập nhật: 20/08/2021 Lượt xem: 1.152

Cuộc sống đối với một tân sinh viên mới bước chân vào cánh cửa cao đẳng, đại học là một thế giới mới, cuộc sống mới, bạn buộc phải tự đưa ra những quyết định của bản thân…và tự chịu trách nhiệm với những quyết định đó.
Chắc chắn bạn đang có sự lo lắng và bối rối trước ngưỡng cửa đại học, cao đẳng của mình. Chuẩn bị mọi thứ để bước vào một cuộc sống mới, cuộc sống sinh viên mà bạn vẫn hằng ao ước. Tuy vậy, có những sự thật bạn cần phải biết đến để tránh vấp phải, có vô vàn những điều sẽ không như những gì mà bạn hằng nghĩ – một cuộc sống mới cũng là một trải nghiệm mới và cũng là thử thách hoàn toàn mới dành cho những tân sinh viên. Hãy để những điều khác biệt trên con đường học đó như con đường dẫn bạn đến thành công, bạn cần phải chuẩn bị hành trang để sẵn sàng cho một chuyến đi dài. Bước ra khỏi vòng tay của bố mẹ, bước ra khỏi những "chuẩn mực" mà mọi người vẫn thường "sắp sẵn" cho bạn. Bây giờ ngoài kia là thế giới mới, cuộc sống mới, bắt buộc bạn phải đưa ra những quyết định của bản thân và chịu trách nhiệm trước những quyết định đó.

Tâm lí vững vàng: Cao đẳng, đại học không đẹp như những gì bạn tưởng tượng
Đây là sự thật…và rất nhiều tân sinh viên bị "choáng" trước sự thật ấy. Thời còn là học sinh, bạn vẫn mơ mộng rằng giảng đường đại học là cánh cửa cho bạn những người bạn tri kỉ, bạn có thể tự do đi chơi mà không cần xin phép bố mẹ, không cần phải "kiểm tra bài cũ" kinh hoàng như thời cấp 3…hay chỉ đơn giản là bạn được tự do. Hoàn toàn sai lầm đấy, cuộc sống sinh viên là một chân trời mới, tuy nhiên phải chuẩn bị tâm lí vững vàng để đối mặt với những thử thách ở phía trước. Học cao đẳng, đại học có gì vui không? Trả lời với bạn có rất nhiều niềm vui đang chờ bạn ở phía trước. Nhưng cái gì cũng có hai mặt, niềm vui luôn song hành với nỗi buồn. Đó là những lúc nhớ nhà, những lúc "quá tay" chi tiêu và rơi vào tình cảnh túng thiếu, là những áp lực của các chương trình đào tạo "nặng như núi" mà bạn cứ lầm tưởng rằng cao đẳng, đại học thì không cần phải học nhiều.
Học đại học theo quy chế đào tạo tín chỉ, bạn sẽ tự lựa chọn lớp học phần – đồng nghĩa với việc rất ít khi học chung với bạn cùng lớp. Cũng không còn giáo viên chủ nhiệm như thời cấp 3 mà thay vào đó là "Cố vấn học tập" – tức là bạn phải chủ động trong mọi hoạt động từ việc học cho đến các hoạt động phong trào, giảng viên chỉ là người giải đáp những băn khoăn, thắc mắc cho bạn. Cuộc sống tự lập cũng gặp muôn vàn khó khăn, rất nhiều thứ sẽ không như bạn hằng nghĩ , vì vậy tốt nhất ngay từ bây giờ phải xác định tâm lí thật vững vàng, đừng để phải "ngỡ ngàng" khi bước chân vào môi trường mới.

Học cách chi tiêu hợp lí cho bản thân
Đây cũng là một "nỗi khổ" lớn của những cô cậu sinh viên năm nhất. Lần đầu tiên trong đời được quyền tự chủ về tiền bạc và có trong tay một khoản tiền khá lớn. "Cám dỗ" là điều không thể tránh khỏi, những cuộc vui, những lần shopping mua sắm hay đơn giản chỉ là những chi phí phục vụ bản thân thì cũng đã "ngốn" của bạn rất nhiều nếu như bạn không có một kế hoạch chi tiêu hợp lí. Ngay từ lúc ban đầu khi vừa bước chân vào giảng đường đại học, bạn phải tập dần ngay cách chi tiêu khoa học. Những sai lầm thường mắc phải đó là chi tiêu không mục đích, thấy cái gì hay là mua, thiếu cái gì ở trong phòng cũng sẵn sàng "duyệt chi" ngay và những khoản phát sinh ấy không hề có trong danh mục chu cấp của gia đình. Trước khi mua bất cứ một thứ gì, hãy xem xét thật kĩ nó có thực sự cần thiết hay không, nếu thực sự cần thì mới duyệt chi cho khoản đó. Bạn cũng nên chia tiền ra thành nhiều khoản và có những khoản không thể "đụng vào", ví dụ như tiền phòng trọ chẳng hạn, nếu bạn "lỡ tay" tiêu mất thì đến kì hạn là một vấn đề lớn vì khoản tiền đó là bắt buộc phải trả. Hãy tập làm quen dần rồi bạn sẽ thấy nó "không khó" như những lời "kêu than" mà bạn vẫn nghe từ các anh chị sinh viên khác.
Xác định tư tưởng học để làm chứ không còn là học để thi
Nhiều bạn sinh viên cho rằng chỉ cần thi xong là có quyền "nghỉ ngơi" vô thời hạn. Tất nhiên, sau một kì thi THPT Quốc Gia cực kì căng thẳng vừa qua, có không ít áp lực đè nặng lên đôi vai. Áp lực đèn sách suốt 12 năm học, cách học tự chủ hoàn toàn mới, cuộc sống tự do không có bố mẹ nhắc nhở, những cám dỗ vui chơi tụ tập là những yếu tố khiến một cậu thư sinh cấp 3 nhanh chóng trở thành "sinh viên bất đắc dĩ". Tức là đi học chỉ theo kiểu "điểm danh", giảng viên không "kiểm tra bài cũ" nên chẳng cần phải học, học hành cũng chỉ cần đủ "qua môn" để lấy tấm bằng tốt nghiệp ra trường là được. Nếu như bạn có những suy nghĩ như vậy thì bạn cần phải bỏ nó ra khỏi đầu ngay. Tấm bằng tốt nghiệp không nói lên tất cả, điều quan trọng là kiến thức và kinh nghiệm mà bạn tích lũy được ở ngay cuộc sống sinh viên. Bây giờ không phải học để thi nữa, mà học để làm. Dù bạn nắm tốt kiến thức đến đâu nhưng bạn làm không được thì cũng coi như "bỏ phí" tấm bằng cao đẳng,  đại học, chứ chưa nói đến chuyện "học đại khái" khiến mất cả kiến thức lẫn kinh nghiệm. Vẫn phải duy trì "phong độ" học tập, hãy nhớ rằng bạn học để làm chứ không còn là học để thi.

Chuyện tình cảm nam nữ
Những câu chuyện tình cảm bây giờ không còn là vấn đề tế nhị mà mọi người muốn lảng tránh. Bây giờ nó cần phải được đưa ra mổ xẻ nhiều hơn trước những sai lầm của tuổi mới lớn. Cuộc sống mới, tự do hơn, và cũng đủ tuổi để quyết định những mối quan hệ tình cảm của bản thân khiến cho những va vấp ngày càng nhiều. Bạn phải tỉnh táo trước các mối quan hệ, đã có rất nhiều câu chuyện "sống dở chết dở" vì đang còn học lại lỡ mang thai. Hay những kiểu "sống thử" của sinh viên khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi giật mình. Bạn có quyền được yêu, được lựa chọn các mối quan hệ, tuy nhiên cần phải cẩn trọng. Tình yêu trong sáng luôn được mọi người ủng hộ và giúp bạn trưởng thành hơn.
Lựa chọn của mỗi cô cậu học trò bước ra từ cánh cổng THPT là vô cùng quan trọng. Vậy nên hãy xác định thật rõ ràng cho tương lai phía trước của mình để khi trải qua từng năm học ta không phải than thở về lựa chọn của chính mình nữa.

Nguồn: Sưu tầm

Gửi email In trang
Bình luận facebook
(Hãy gọi 0968266345 hoặc gửi yêu cầu để được tư vấn miễn phí)
Đăng ký xét tuyển
Lưu ý: Các ô có dấu (*) bắt buộc phải điền đầy đủ
Tin tức cùng chuyên mục
Hỗ trợ trực tuyến