Hotline: 0968266345
MÃ TRƯỜNG: CDD0122 Trang chủ Tìm kiếm
Danh mục

Bộ Y tế "bắt tay" Facebook "dẹp loạn" quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật

Cập nhật: 14/01/2020 Lượt xem: 740
Suckhoedoisong.vn - Trong bối cảnh có nhiều người nổi tiếng lợi dụng tên tuổi để quảng cáo, bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như thuốc, thực phẩm chức năng...Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, phối hợp với mạng xã hội Facebook "dẹp loạn" quảng cáo thực phẩm chức năng qua mạng.

Theo đó, nếu ghi nhận những quảng cáo sai sự thật liên quan đến lĩnh vực thực phẩm (trên mạng xã hội hoặc các trang bán hàng trực tuyến), Cục ATTP sẽ chụp ảnh làm bằng chứng, ghi nhận sai sót ở thời điểm cụ thể. Từ đó đơn vị gửi mẫu cho các trang bán hàng và Facebook để họ phối hợp gỡ những quảng cáo sai.

Nhiều doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật, “mượn” danh bác sĩ để cố tình lừa dối người tiêu dùng

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa phát đi cảnh báo có một số tổ chức, cá nhân mạo danh cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại BV nhắn tin, gọi điện hoặc cung cấp các đường link website, Facebook, số điện thoại tổng đài giả mạo BV cho người bệnh nhằm mục đích quảng cáo thuốc. Đáng nói là các đối tượng này lợi dụng hình ảnh BV để tư vấn và giới thiệu các loại thuốc điều trị, sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc có thể gây hại đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí tử vong. Theo lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện không triển khai khám bệnh online trên bất cứ phần mềm ứng dụng nào, nên mọi liên kết, mời chào, giới thiệu qua mạng xã hội là giả danh, có tính chất lừa đảo…

bo-y-te-bat-tay-facebook-dep-loan-quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-sai-su-that-1

Hình ảnh  BS. Vũ Thái Hà cũng được trang mạng lấy trộm để quảng cáo cho bài viết về sản phẩm.

TS.BS Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay, để tránh bị lừa người bệnh cần đến tận nơi cơ sở y tế có uy tín để được khám trực tiếp. Vấn đề online cũng tốt nhưng khó kiểm soát thông tin trên mạng tìm thông tin chuẩn rất khó, BS Hà nói.

Trước đó, nhiều BV khác như: BV Trung ương Quân đội 108, ... cũng đã cảnh báo tới người dân cẩn trọng trước các thông tin quảng cáo tư vấn bán thuốc, khám chữa bệnh trên mạng. Cùng với đó, không ít giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình, hỗ trợ sinh sản, ngoại khoa, da liễu... cũng bị “mượn” hình ảnh, tên tuổi để tư vấn sản phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, quảng cáo cơ sở chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ viện.

bo-y-te-bat-tay-facebook-dep-loan-quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-sai-su-that-2

Thông tin giả mạo bệnh viện Da liễu Trung ương trên các trang mạng xã hội.

Trước đó, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Trưởng Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 cũng chia sẻ  trên trang cá nhân của mình về tình trạng ông bị lạm dụng hình ảnh để quảng cáo sai sự thật. BS Toàn viết: "kính thưa cộng đồng mạng, tôi là Hoàng Khánh Toàn, bác sĩ khoa đông y, bệnh viện trung ương Quân đội 108. Vì mục đích quảng bá cho chuyên nghành của mình và ngõ hầu giúp cho mọi người hiểu hơn về đông y, tôi đã viết báo và làm các chương trình truyền hình từ năm 1995. Nhưng hiện nay, trên trang mạng và một số phương tiện thông tin đại chúng, một số công ty dược đã mượn hình ảnh của tôi, phát ngôn những lời không đúng thực chất, sai sự thật, quảng cáo vô lối làm ảnh hưởng đến uy tìn của chuyên ngành đông y, bệnh viện 108 và cá nhân tôi. Vậy, xin kính mong cộng đồng không tin vào những thông tin đó, trừ khi có chữ ký của tôi. Và cũng mong các cơ quan chức năng giúp tôi ngăn chặn những hành vi sai trái này. Còn về các công ty dược nào nếu tiếp tục thực hành những hành vi như vậy tôi sẽ khởi kiện theo pháp luật".

Kiểm tra, phát hiện rất nhiều quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, tình trạng quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên facebook diễn ra rất tràn lan. “Chúng tôi ngày nào cũng phải vào kiểm tra, phát hiện rất nhiều quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng nhưng lại khẳng định “trị bệnh”, “dùng một liều là khỏi”, “Đông y trị nhức xương khớp”... Những quảng cáo này lừa dối người tiêu dùng. Đây là nỗi bức xúc không chỉ của cơ quan quản lý mà của rất nhiều người tiêu dùng. Chính người thân của tôi cũng từng bị những quảng cáo “nổ” công dụng thu hút, đã mua và sử dụng thay cho thuốc chữa bệnh”, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong nói.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong dẫn chứng: Ví dụ, những bệnh nhân mắc bệnh nan y nếu phát hiện sớm, phẫu thuật hoặc xạ trị thì có thể khỏi bệnh. Hoặc chí ít cũng kéo dài cuộc sống. Nhưng vì tin vào quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể chữa được bệnh nên không đến bệnh viện, không chữa trị theo phác đồ Bộ Y tế hướng dẫn. Khi dùng thực phẩm chức năng không khỏi, khi quay lại bệnh viện thì đã quá muộn, bệnh đã ở giai đoạn muộn, can thiệp cũng không còn hiệu quả cao.

Người tiêu dùng cần thận trọng

Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong năm 2018, đã xử phạt hơn 6 tỉ đồng về các hành vi vi phạm quảng cáo, đó là một con số lớn. Nhưng thực trạng vi phạm quảng cáo vẫn rất phức tạp, nhức nhối. Có nhiều trường hợp cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, mời doanh nghiệp đứng ra công bố sản phẩm đang quảng cáo trên mạng xã hội để lập biên bản phạt, họ phủ nhận không phải do họ thực hiện.

Vì thế, Cục An toàn thực phẩm phải thêm những bước khác để xử phạt. Như với quảng cáo vi phạm trên website mà doanh nghiệp phủ nhận không phải do họ thực hiện mà cho rằng, có thể do cá nhân hoặc đại lý đứng ra quảng cáo, mà đại lý thì không chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Cục phải gửi báo cáo đề nghị Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu xử lý các quảng cáo này. Đồng thời cảnh báo tới người tiêu dùng, trong lúc chờ các cơ quan chức năng quản lý thì không mua, không sử dụng các sản phẩm này, vì đó là những quảng cáo sai sự thật.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Phong “Sản phẩm nào quảng cáo chữa khỏi hẳn bệnh là hoàn toàn sai vì thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ người bệnh, thậm chí có quảng cáo đưa hình ảnh giấy công bố sản phẩm của Cục An toàn thực phẩm ký xác nhận nhưng Cục hoàn toàn chưa nhận và cũng chưa ký xác nhận công bố sản phẩm đó bao giờ...”

Thực tế, nhiều doanh nghiệp sau khi có sự phối hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông đã buộc phải tháo gỡ và bị xử phạt theo quy định của pháp luật. “Tuy nhiên, cũng có những website máy chủ đặt ở nước ngoài, hay trên facebook, chúng tôi đã có buổi làm việc với đại diện facebook cùng với Bộ Thông tin - Truyền thông. Hiện tại, phía facebook đã cam kết phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam để tháo gỡ và đóng các trang website, tài khoản vi phạm. Bộ Y tế cũng thiết lập đường dây nóng với cơ quan quản lý của facebook tại Việt Nam để xử lý nhanh nhất những kiến nghị về vi phạm quảng cáo trên mạng xã hội. Bộ Y tế rất quyết liệt nhưng chúng tôi cần sự phối hợp của các Bộ, ngành, cần sự hợp tác của facebook trong quản lý lĩnh vực này” - PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.

Vì vậy, các nhà chuyên môn khuyến cáo rằng, hãy là người tiêu dùng thông minh, không vội tin vào những lời quảng cáo thổi phồng trên mạng . vì đã có nhiều trường hợp, mua thuốc Đông y trôi nổi về sử dụng hậu quả, nhiều người đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc, tổn thương da toàn thân, nhiễm trùng huyết, suy gan, suy thận, thậm chí có trường hợp tử vong.

Lê Mai


Gửi email In trang
Bình luận facebook
(Hãy gọi 0968266345 hoặc gửi yêu cầu để được tư vấn miễn phí)
Đăng ký xét tuyển
Lưu ý: Các ô có dấu (*) bắt buộc phải điền đầy đủ
Hỗ trợ trực tuyến