Hotline: 0968266345
MÃ TRƯỜNG: CDD0122 Trang chủ Tìm kiếm
Danh mục

Giới thiệu về ngành dược

Cập nhật: 03/10/2019 Lượt xem: 1.373

Dược học hay dược là lĩnh vực khoa học ứng dụng liên quan đến phương pháp chữa bệnh, sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật và bảo vệ cơ thể. Ở nghĩa rộng, tên gọi này chỉ một ngành nghề y tế trong đó chuyên về bào chế, sản xuất các loại thuốc (dược phẩm) cũng như thực hiện việc khám chữa bệnh, phân phối thuốc.

Người hành nghề trong ngành dược được gọi là dược sĩ. Ngành dược có liên hệ trực tiếp và mật thiết nhất đối với ngành y (cụm từ Y-dược thường được đi liền với nhau). Ngành dược có liên hệ mật thiết đến ngành hóa học và có trách nhiệm đảm bảo sử dụng an toàn và hiệu quả của các loại thuốc dược phẩm.

Tổng quan

Dược học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh. Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Đây là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

Thuật ngữ dược trong nhiều ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tiếng Hy Lạp: φάρμακον (pharmakon), có nghĩa là "thuốc" hay "y học" (hình thức sớm nhất của từ này là của Hy Lạp Mycenaean pa-ma-ko). Sau đó thuật ngữ được sử dụng từ thế kỷ 17.

Phạm vi hành nghề dược bao gồm vai trò truyền thống như bào chế và phân phát thuốc, và nó cũng bao gồm các dịch vụ hiện đại hơn liên quan đến chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả các dịch vụ lâm sàng, xem xét các loại thuốc an toàn và hiệu quả, và cung cấp thông tin thuốc. Dược sĩ là chuyên gia điều trị bằng thuốc và các chuyên gia sức khỏe ban đầu tối ưu hóa thuốc sử dụng để cung cấp cho bệnh nhân với những kết quả tích cực.

Cơ sở dược (theo nghĩa đầu tiên) là thực hành được gọi là một hiệu thuốc hay tiệm thuốc hoặc nhà thuốc hay đơn giản là cửa hàng thuốc. Tại Hoa Kỳ và Canada, các cửa hàng thuốc thường được bán không chỉ thuốc mà còn các thứ tạp phẩm khác như bánh kẹo, mỹ phẩm, và các tạp chí, cũng như đồ giải khát giống như các cửa hàng tạp hóa.

Ngành dược tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhu cầu về dược sĩ, dược tá, công nhân Dược rất lớn và không ngừng tăng. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý dược Việt Nam cho thấy, tỉ lệ dược sĩ của nước ta hiện mới đạt khoảng 1,19/10.000 dân, trong đó có 10.160 dược sĩ đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm, các bệnh viện và các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo ước tính, số lượng sinh viên cần tuyển trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 sẽ khoảng 18.000 người. Sự thiếu hụt nhân lực ngành dược tại các bệnh viện và công ty dược phẩm trong nước ngày càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài cũng xác định rõ chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài tại Việt Nam. Các hãng thuốc của nhiều quốc gia đang thâm nhập thị trường nước ta kèm theo nhu cầu tuyển dụng, đó là một trong những cơ hội của sinh viên.

Sản xuất dược phẩm

Đến thời điểm cuối năm 2007, tại Việt Nam có khoảng 178 doanh nghiệp có sản xuất dược phẩm. Trong đó số lượng các Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP - WHO chiếm tỷ lệ còn thấp (18 DN), giá trị sản xuất trong nước còn thấp, tuy nhiên đã có những tín hiệu về tăng thị phần thuốc sản xuất trong nước từ 3 năm trở lại đây. Năm 2005: giá trị SX trong nước ước khoảng 395 triệu USD trên tổng doanh thu tiền thuốc thuốc tại Việt Nam 817 triệu USD (tương đương 48%) Năm 2006: giá trị sản xuất trong nước tăng lên 475 triệu USD (tương đương 49%) Năm 2007: dự kiến sản xuất trong nước đạt 600 triệu USD Năm 2010: dự kiến sản xuất trong nước đạt 1000 triệu USD Tuy nhiên do thuốc trong nước có sản lượng sản xuất nhiều (số đơn vị thuốc được sử dụng) chiếm đến 70% nhưng giá trị doanh thu lại thấp hơn vì đa số các mặt hàng trong nước sản xuất là thuốc thông thường nên giá cả khá rẻ, còn các mặt hàng chuyên khoa đặc trị thì phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá cả rất cao. Kế hoạch ngành dược đặt ra vào năm 2010 giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 60%, và tăng lên 80% vào năm 2015. Số lượng hoạt chất các Doanh nghiệp Việt Nam đăng ký sản xuất cũng đã tăng lên, theo cục Quản lý dược tính đến năm 2007 các Doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất tương ứng với 770 hoạt chất so với tổng 5500 hoạt chất đang được đăng ký tại Việt Nam.

Tiềm năng

Tiềm năng ngành Dược là rất lớn, sau đây là một số dự báo về tỷ lệ của ngành dược trong những năm sắp tới

  • Dự báo tỉ lệ chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam đến 2020 tăng từ 13 tỷ đô la Mỹ lên 24 tỷ đô la Mỹ, tức 13,4%
  • Dự báo tỷ lệ doanh thu của thị trường dược tại Việt Nam đến 2019 tăng từ 3.8 tỷ đô la Mỹ lên 7.3 tỷ đô la Mỹ, tức 14.1%
  • Dự báo tỷ lệ nhập khẩu thiết bị y tế tại Việt Nam đến 2020 tăng 90%
  • Dự báo số lượng các bệnh viện tại Việt Nam tới 2020: bệnh viện công Việt Nam từ 1090 bệnh viện lên 1204 bệnh viện, bệnh viện tư nhân tăng từ 175 bệnh viện lên 200 bệnh viện
  • Dự báo tỷ lệ tăng trưởng dân số tại Việt Nam đến 2020 là 1,05% từ 91 triệu lên 97 triệu dân. Năm 2015, dân số Việt Nam đứng thứ 4 trong khối ASEAN và thứ 14 thế giới

Vai trò của dược sĩ

Ngảnh Dược là ngành đứng vị trí đầu tiên trong danh sách 10 công việc kiếm nhiều tiền nhất dành cho phái đẹp tại Mỹ do tạp chí Forbes bình chọn. Ở lĩnh vực sản xuất, Dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong các công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm, tham gia vào quy trình sản xuất, phân phối và quản lý thuốc tại các công ty, xí nghiệp dược phẩm hoặc nhà thuốc tư nhân của riêng mình. Ở lĩnh vực kiểm tra chất lượng, dược sĩ là chuyên viên kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm tại các trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm, công ty dược phẩm, công ty mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Trong phát triễn sản phẩm, dược sĩ làm nhà nghiên cứu hoặc cũng có thể công tác ở các bệnh viện, làm các dự án liên quan đến bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong bệnh viên, dược sĩ làm chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa lâm sàng hay còn gọi là Dược sĩ lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong khi được mời tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị.

Ngoài ra, Dược sĩ có thể làm nhân viên Marketing giới thiệu thuốc mới, hoặc cơ sở quản lý dược, kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc), nghiên cứu thuốc mới, giảng dạy, nghiên cứu trong các đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên môn hóa dược

Yêu cầu

Người làm trong lĩnh vực này cần có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức vững chắc về khoa học cơ bản, công nghệ cao, có khả năng làm việc trong lĩnh vực Dược một cách chuyên nghiệp, có tầm nhìn và năng lực sáng tạo, có khả năng hội nhập tốt. Tại các trường Đại học đào tạo ngành dược, ngoài kiến thức cốt lõi về khoa học cơ bản và dược học cơ sở, sinh viên ngành Dược sẽ được đào tạo về khoa học công nghệ y dược hiện đại bao gồm:Sinh học phân tử, công nghệ nano, dược động học…, để tiếp cận và tham gia sáng tạo trong lĩnh vực khoa học công nghệ y dược tiên tiến hiện nay cũng như hiểu biết đầy đủ quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu và an toàn cho người dùng,… Song song, sinh viên ngành Dược còn được cung cấp đủ kiến thức về các bệnh gây ra do thuốc, chăm sóc dược lâm sàng, điều trị học và các chế độ dinh dưỡng trong điều trị... để khi tốt nghiệp có khả năng thực hành vững vàng trong các lĩnh vực của dược học như đánh giá bệnh nhân ở mức độ cơ bản, tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh theo đơn thuốc an toàn, hiệu quả, sản xuất và phân phối thuốc, kiểm nghiệm.

Gửi email In trang
Hỗ trợ trực tuyến