Hotline: 0968266345
MÃ TRƯỜNG: CDD0122 Trang chủ Tìm kiếm
Danh mục

Mối liên quan giữa COVID-19 và bệnh tim mạch cần lưu ý

Cập nhật: 13/01/2021 Lượt xem: 601

COVID-19 là chủ đề nổi bật nhất trong năm vừa qua trên mọi khía cạnh. Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã thay đổi toàn bộ hoạt động, cách tiếp cận, các nghiên cứu trong hệ thống y tế nói chung và các chuyên ngành nói riêng. Với chuyên ngành tim mạch, đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực nghiên cứu - thống kê - để có thể hiểu ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể và trong các quần thể đa dạng…

Ảnh hưởng COVID-19 lên hệ tim mạch
Đến giữa năm 2020, các kho dữ liệu COVID-19 với các hệ thống thu thập dữ liệu được của các nước, các Hiệp hội Tim mạch lớn đã mang lại những hiểu biết ban đầu về ảnh hưởng COVID-19 lên hệ tim mạch. Tóm tắt chung của các kết quả tử các nghiên cứu, tổng kết trong năm qua về COVID-19 và bệnh tim mạch là:
Bệnh nền tim mạch khá thường gặp ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải nhập viện.
Khi bệnh nhân có bệnh nền tim mạch nhiễm COVID-19, tiên lượng nặng và nguy cơ tử vong cao nhất trong các nhóm bệnh nền. Cơ chế gây nặng bệnh và tăng tử vong ở bệnh nhân có bệnh nền tim mạch nhiễm COVID-19 đã được sang tỏ dần do liên quan đến cơn bão viêm, tăng đông, cường thần kinh giao cảm, độc tế bào cơ tim và mạch máu... từ đó dẫn đến nguy cơ cao bị các biến chứng viêm cơ tim, hội chứng mạch vành cấp, rối loạn nhịp tim, tắc mạch…
Trong đại dịch, các diễn biến bệnh tim mạch và đặc biệt các cấp cứu tim mạch vẫn diễn biến, do vậy việc lo sợ dịch, lơ là hoặc lẫn lộn các triệu chứng có thể dẫn đến việc cấp cứu muộn và làm cho tiên lượng bệnh nặng hơn.
Các thuốc tim mạch vẫn cần được duy trì liên tục cho người bệnh. Các nghiên cứu không thấy ảnh hưởng xấu của thuốc tim mạch (đặc biệt là các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể - rất hay dùng trong các bệnh tim mạch) lên bệnh nhân COVID-19.
Một loạt các nghiên cứu và các khuyến cáo về các cách tiếp cận bệnh tim mạch và COVID-19 của các Hiệp hội Tim mạch ra đời nhằm giúp cho các bác sĩ thực hành có cách tiếp cận an toàn và hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh lan tràn.


COVID-19 có thể ảnh ưởng tới bệnh nhân tim mạch.

Một số nghiên cứu nổi bật bắt đầu làm sáng tỏ những bí ẩn của COVID-19
Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu ACEI và ARBs, 2 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp và suy tim có làm bệnh nhân dễ nhiễm virus hơn hay thay vào đó có giúp bảo vệ bệnh nhân trước tác động của virus.
Về cơ bản, cả 2 điều trên đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, kết quả phân tích hơn 1.100 bệnh nhân THA nhiễm COVID-19 nhập viện tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn ở nhóm điều trị bằng ACEI/ARB so với nhóm điều trị THA bằng các nhóm thuốc khác trong viện hoặc bệnh nhân không dùng thuốc THA. Những kết quả này đã được công bố trên Circulation Research trong giai đoạn sớm của dịch và giúp các nhà lâm sàng trên toàn thế giới trong việc quản lý bệnh nhân. Trong khi đó, nghiên cứu sổ bộ bệnh lý tim mạch COVID-19 của Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã trả lời các câu hỏi quan trọng khác.
Trong một nghiên cứu ở các bệnh nhân tại 88 bệnh viện trong sổ bộ, kết quả cho thấy các bệnh nhân gốc Tây Ban Nha và người da đen có nguy cơ nhập viện vì COVID-19 cao hơn một cách không cân xứng. Người gốc Tây Ban Nha chiếm 1/3 trong số bệnh nhân COVID-19 nhập viện nhưng chỉ có 9% dân cư ở các vùng lân cận. Số bệnh nhân da đen chiếm ¼ so với tỉ lệ 11% của cư dân khu vực gần đó.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng trong nhóm bệnh nhân COVID-19, người béo phì có nguy cơ cao gặp các biến chứng và tử vong bất kể độ tuổi nào. Với các bệnh nhân béo phì mức độ nặng (BMI từ 40 trở lên) có nguy cơ thở máy cao hơn gấp đôi và nguy cơ tử vong cao hơn 26% so với bệnh nhân có cân nặng bình thường.Kết quả của cả 2 nghiên cứu này đã được trình bày tại Hội nghị Khoa học trực tuyến của Hội Tim mạch Hoa Kỳ (11/2020) và công bố trên tạp chí Circulation.

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng (Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam) BS. Vũ Huy Thành (Viện Tim mạch Việt Nam) - Suckhoedoisong.vn

BS. Vũ Huy Thành (Viện Tim mạch Việt Nam)

Gửi email In trang
Bình luận facebook
(Hãy gọi 0968266345 hoặc gửi yêu cầu để được tư vấn miễn phí)
Đăng ký xét tuyển
Lưu ý: Các ô có dấu (*) bắt buộc phải điền đầy đủ
Hỗ trợ trực tuyến