Hotline: 0968266345
MÃ TRƯỜNG: CDD0122 Trang chủ Tìm kiếm
Danh mục

Năm thay đổi lớn trong ngành y tế

Cập nhật: 13/07/2020 Lượt xem: 522

Đại dịch Covid-19 chỉ ra những khiếm khuyết trong vận hành nền y tế tại nhiều quốc gia vừa thúc đẩy các xu hướng công nghệ y tế mới ra đời nhắm thay đổi cách thức tiếp cận và phòng chữa bệnh.
Ngành y tế toàn cầu chịu áp lực phải thay đổi cách thức vận hành chức năng thế nào trong môi trường biến động nhanh, làm sao trấn áp đỉnh dịch bệnh xuống và hướng về tương lai bằng những quyết định mang tính thúc đẩy kinh tế – xã hội mạnh mẽ hơn.
Các cơ sở công nghệ y tế phải lắng nghe, thích ứng với các tiên đoán cho tương lai ngành y tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu và kết nối mạnh mẽ hơn nữa. Năm khuynh hướng dưới đây sẽ làm thay đổi cách thức tiếp cận và việc phòng chữa bệnh.

HẠ TẦNG Y TẾ ĐƯỢC XEM NHƯ THẾ MẠNH VÀ TÀI SẢN QUỐC GIA.
 Về kinh tế y tế, tại Mỹ và một số nước châu Âu, dịch bệnh Covid-19 đặt ra vấn đề đánh giá hạ tầng y tế thế nào là “đủ” về số giường bệnh, phòng ICU. Định dạng lại hạ tầng y tế nên ở mức trên 90% hay tối đa hóa vận hành trong “thời chiến chống dịch bệnh” là câu hỏi lớn.
Thiếu hụt trang thiết bị, máy thở trong mùa dịch đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mô hình y tế công – tư và đầu tư bệnh viện, trước đây vốn vận hành theo nguyên tắc ưu tiên theo lợi nhuận.
Trước đây, để đối phó với tình trạng số lượng bệnh nhân sụt giảm tại các cơ sở y tế, nổi lên khuynh hướng “vận hành ngoài bệnh viện”: chăm sóc ngoại trú, phòng khám địa phương vệ tinh, xoay quanh và gắn kết vào trung tâm bệnh viện chuyên khoa sâu vận hành nội viện, chăm sóc tích cực, phẫu thuật…
Chính sự bảo toàn nguồn lực y tế quốc gia và các đầu tư sau đó về tái định dạng hạ tầng y tế mới là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ y tế. Sự liên kết dọc ngành y tế và chuyển hướng điều trị chuyên khoa sâu – can thiệp ngoại trú, các phòng lab nhỏ tại địa phương… tạo đà cho các thay đổi lớn về sản xuất – cung ứng ngành công nghệ y tế và đem lại giá trị đáng kể hơn so với các nền tảng truyền thống đang có.
MÔ HÌNH LAI TRONG CUNG ỨNG Y TẾ. 
Có nhiều thay đổi về lối sống – văn hóa, về tính chấp nhận của người dân hay sự can thiệp của chính quyền, có tính dịch tễ hay chính trị vào hệ thống y tế cộng đồng. Mức độ can thiệp mạnh yếu khác nhau, tính minh bạch thông tin, thay đổi theo từng quốc gia và do đó cũng tạo ra ảnh hưởng hậu quả do dịch bệnh ít hay nhiều tương ứng.
Các nước theo mô hình quản lý y tế trung ương như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam cho thấy sự quyết liệt chính sách, tập trung quản lý và chia sẻ nguồn lực.
Ý và Tây Ban Nha, hai quốc gia bị ảnh hưởng nhiều, có hạ tầng y tế phân bổ theo vùng miền rất sâu. Vì vậy, việc đối phó dịch Covid-19 lúng túng và không thể tổ chức nguồn lực, khi sự lây nhiễm không còn ranh giới địa lý nữa. Kết quả đối phó dịch bệnh ở Đức cho thấy, họ kết hợp sức mạnh của quản lý tập trung liên bang chặt chẽ và linh động của từng bang.
Theo ZS và MedtechDive, chính sách y tế của Mỹ chú trọng cho việc chăm sóc “cận tử”, bệnh hiếm và các dịch vụ y tế giá trị cao, đã bộc lộ sự bất ổn về y tế dự phòng với việc tổ chức quản lý dịch tễ và các bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường, tim mạch.
Tương lai có thể xuất hiện một “mô hình lai” về cung ứng công nghệ y tế tại Mỹ: phân bổ lại nguồn lực cho thị trường nội địa, thông qua quy trình mua sắm phức hợp mới và mở rộng cung ứng toàn cầu cho khuynh hướng số hóa, chăm sóc y tế từ xa, xét nghiệm và tầm soát – dự phòng tại địa phương cho các quốc gia có hạ tầng y tế tương thích.
CÔNG NGHỆ VÀ CHĂM SÓC TỪ XA. 
Chăm sóc y tế từ xa sẽ phổ biến, do vậy thay đổi để thích ứng là điều cần thiết với ngành y tế. Rất nhiều bác sĩ tại các quốc gia chậm thích ứng, thậm chí là phản ứng với y tế từ xa (telemedicine). Lý do là cần phải thăm khám lâm sàng: có thể nhìn qua camera máy tính hay trang thiết bị, nhưng sờ nắn, đặt ống nghe lên tim bệnh nhân mới cho cảm nhận chính xác về bệnh trạng!
Thực tế tại nhiều nơi, việc thăm khám tiếp xúc này rất ít, đôi khi chỉ là hình thức, độ nhạy về cảm nhận lâm sàng của nhiều bác sĩ đã kém đi do thay thế nhiều bằng xét nghiệm – cận lâm sàng và thời gian dành cho bệnh nhân rất ít.
Tại Mỹ, theo ZS Associate, trước dịch Covid-19, bệnh nhân phải lên lịch hẹn trực tiếp với bác sĩ. Trên thực tế, nhiều bác sĩ dán mắt vào màn hình máy tính, nhập thông tin bệnh nhân, thời gian hỏi bệnh không nhiều.
Những gì nói về “cần phải khám lâm sàng” dường như là lý do từ chối cho chuyển đổi số hóa y tế: nhân viên y tế ngại phải thay đổi quy trình, học hỏi về công nghệ mới, cài đặt ứng dụng phần mềm, các thủ tục hành chính của bệnh viện và chi trả bảo hiểm y tế…
Từ phía các nhà cung ứng dịch vụ công nghệ y tế (medtech), thay đổi theo hướng “thông minh hơn” không chỉ là giải pháp công nghệ. Thông minh còn là sự chú tâm hơn về luật lệ, quy định ngành y tế, tính riêng tư – bảo mật cho bệnh nhân, kết nối với cơ sở cung ứng dịch vụ y tế.
Giải pháp cần có là cải tiến về theo dõi từ xa cho bệnh nhân qua trang thiết bị y tế tại chỗ gắn vào bệnh nhân (remote monitoring), có tính tương tác và chẩn đoán quan trọng theo thời gian thực (real-time hay synchronous telemonitoring).
Cơ hội mở ra cho các “medtech”, đóng góp giá trị lớn hơn khi thiết kế gắn thêm hệ thống theo dõi từ xa vào các trang thiết bị y tế truyền thống. Khủng hoảng dịch Covid-19 thúc đẩy sự thay đổi nhanh hơn trong số hóa chăm sóc, chữa trị. Điều này gián tiếp tạo nên sự thay đổi, điều chỉnh về rào cản pháp lý trong cơ chế chi trả bảo hiểm y tế với loại hình khám chữa bệnh từ xa.
GIẢI PHÁP CẬN LÂM SÀNG – XÉT NGHIỆM ĐƯỢC LÀM TẠI NHÀ NGÀY CÀNG TĂNG. 
Việc thiếu hụt các phương tiện – máy móc xét nghiệm khi đỉnh dịch bùng phát đặt ra vấn đề tính sẵn có trong xét nghiệm ở mức cộng đồng. Trong các bài phát biểu qua báo chí hay các hội thảo trực tuyến của giới chức hay chuyên gia y tế tại Âu – Mỹ đều có ý kiến về “các quốc gia phương Đông, nơi virus lan đến, hệ thống chăm sóc y tế – xét nghiệm ‘gần cộng đồng – sẵn có’ đã dạy cho họ bài học đáng giá thế nào”.
Hệ thống xét nghiệm cận lâm sàng “tập trung” theo các tuyến y tế lớn như của Mỹ khó tổ chức linh động trong mùa dịch bệnh. Chi phí cho xét nghiệm quá lớn cho thanh toán bảo hiểm y tế, trở thành gánh nặng cho người không có bảo hiểm.
Có hai giải pháp công nghệ y tế, hoặc là mang trang thiết bị gọn nhẹ làm xét nghiệm tại nhà, hoặc lấy mẫu xét nghiệm gửi đến nơi xét nghiệm gần nhất. Như vậy khuynh hướng các tổ chức xét nghiệm địa phương cung ứng dịch vụ tại chỗ gia tăng trong mùa dịch. Tối ưu hóa các dịch vụ xét nghiệm sinh hóa lâm sàng, sẽ gia tăng cho tất cả các lĩnh vực điều trị – nhất là các bệnh lý mạn tính, chuyển hóa, tầm soát và phòng ngừa khác.
Chi trả y tế công và tự chi trả cũng có thể điều chỉnh theo những biến động trong phạm vi tương ứng. Dù hệ thống y tế chung sẽ “tái định dạng” trong tương lai xa hơn, nhưng xét nghiệm sinh hóa – cận lâm sàng sẽ sớm phát triển.
CHIẾN LƯỢC VÀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG – MUA HÀNG CHO KÊNH BỆNH VIỆN, CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT SẼ PHẢI ĐƯỢC CHỈNH SỬA, MANG TÍNH  HỆ THỐNG Y TẾ QUỐC GIA. 
Khi dịch bệnh vẫn chưa đi qua, các quốc gia đang nhìn nhận lại chuỗi cung ứng và quy trình mua hàng các sản phẩm y tế. Thiếu hụt máy thở, giường ICU có thể tạm chấp nhận do dịch bệnh khó lường, nhưng trang bị cho nhân viên y tế không đủ về phòng hộ cá nhân (khẩu trang, áo choàng, găng tay, kính, dung dịch sát khuẩn…) trong môi trường bệnh viện và phòng chống dịch bệnh là điều khó chấp nhận, trong con mắt của các nhà quản lý y tế và chính phủ.
Chính sách quản lý cung ứng hàng hóa, quy trình đấu thầu – ngay cả tại các quốc gia tiên tiến, minh bạch – trước đây đã tạo ra những đối tác độc quyền hay quá ít nhà cung cấp. Trang thiết bị y tế cao cấp, đắt tiền tạo ra các định hướng phân phối hàng hóa tập trung theo giá trị, tối ưu lợi nhuận cho bệnh viện và cả nhà phân phối.
Tại Mỹ, các nhà quản lý bệnh viện than thở là kho chứa đầy các dụng cụ y tế chuyên sâu – giá trị cao, nhưng các nhà phân phối thì không thể tìm ra các sản phẩm phòng hộ như khẩu trang N95. Đa dạng hóa nhà phân phối, đơn hàng dự trù có kết nối đa dạng nguồn cung, bảo lãnh cung cấp khi gia tăng sản lượng tiêu thụ được xem xét.
Chính sách nhà phân phối chung quốc gia, xây dựng trung tâm kết nối cung ứng điều phối các ngành hàng – tương tự như các công ty sản xuất – bán hàng ô tô tại Mỹ, đang được quan tâm. Vấn đề khác khi nói đến việc mua hàng là khả năng đáp ứng nguồn lực tài chính của bệnh viện.
Cơ hội sẽ mở ra cho các công ty “trung gian cung ứng dự phòng”, nhất là các sản phẩm y tế có ít đơn vị cung cấp – dự thầu. Thậm chí các bệnh viện có hệ thống lớn, chuỗi bệnh viện tại Mỹ còn nghĩ đến việc tổ chức gia công, tự quản lý nguồn cung của mình trực tiếp với nhà sản xuất.

Nguồn: Theo ForbesVietnam – Tác giả: Nguyễn Thành Danh

 

TUYỂN SINH 2020                                                                                                                                                TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y HÀ NỘI

 THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2020


1/ Ngành đào tạo:
    Cao đẳng Dược
    Cao đẳng Điều dưỡng                         
    Cao đẳng Chăm sóc sắc đẹp  
           
2/ Đi tượng tuyển sinhThí sinh đã tốt nghiệp THPT (THBT) trở lên.
3/ Hình thức tuyểnXét tuyển (Xét điểm học bạ THPT).
4/ Thời gian đào tạo03 năm.
5/ Thời gian đăng ký dự tuyển và nhận hồ sơ: Từ ngày 16/03/2020
6/ Địa chỉ: 
Số 20 Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội      Hotline: 0968.266.345

Gửi email In trang
Bình luận facebook
(Hãy gọi 0968266345 hoặc gửi yêu cầu để được tư vấn miễn phí)
Đăng ký xét tuyển
Lưu ý: Các ô có dấu (*) bắt buộc phải điền đầy đủ
Hỗ trợ trực tuyến