Cùng với điều kiện kinh tế, xã hội ổn định đã tạo cơ hội cho người dân quan tâm hơn tới sức khỏe. Góp phần thực hiện điều này, không thể không nhắc đến việc nâng cao chuyên môn cho nhân viên hoạt động trong ngành y dược. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé
I. Chuyên ngành bác sĩ đa khoa
Bác sĩ đa khoa là bác sĩ điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Sự khác nhau giữa bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ giải phẫu đó là họ khám bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện về thể trạng bệnh nhân cũng như môi trường sinh học, tâm lý và xã hội nơi bệnh nhân ở.
Nhiệm vụ chẩn đoán của bác sĩ đa khoa sẽ không hạn chế vào một cơ quan cụ thể nào của người khám và bác sĩ đa khoa được đào tạo nhằm điều trị nhiều vấn đề sức khỏe đang mắc phải. Họ không giới hạn chữa trị theo giới tính, tuổi tác và mức độ phức tạp của căn bệnh mà họ sẽ điều trị phụ thuộc vào quy định ở từng quốc gia.
Nói tóm lại, bác sĩ đa khoa được đào tạo toàn diện trong nhóm ngành y dược, có nhiệm vụ khám chữa bệnh tại các sơ sở y tế, điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà, thực hiện công tác phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, tổ chức và quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…
II. Chuyên ngành bác sĩ Nha khoa
Nha sĩ chuyên về chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến khoang miệng, răng và thuộc trong ngành y dược
Nha sĩ hay bác sĩ nha khoa là một bác sĩ chuyên về chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến khoang miệng, răng và thuộc trong ngành y dược. Các nha sĩ sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ trợ lý để điều trị các bệnh về răng miệng. Nha sĩ cùng đội ngũ này cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng bao gồm các trợ lý nha khoa (nha tá), kỹ thuật viên nha khoa.
Nha sĩ thực hiện phần lớn các phương pháp điều trị trong ngành y dược nha khoa như phục hồi răng, thân răng, chỉnh hình răng hàm mặt như niềng răng, làm răng thẩm mỹ, thay các bộ phận răng giả, điều trị nội nha như sâu răng, cao răng và thực hiện thành thạo thao tác nhổ răng.
Nha sĩ cũng phải biết thực hiện chụp x-quang và chẩn đoán. Chung quy, bác sĩ Nha khoa được đào tạo chuyên sâu về răng miệng, có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và nghiên cứu các công nghệ phục hồi chức năng răng miệng cho người bệnh.
III. Chuyên ngành dược sĩ
Nghề dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân ra nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý trong ngành y dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh… Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hoá học và sinh học – hai ngành quan trọng nhất để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người.
Dược sĩ là những người thực hành nghề dược trong ngành Y dược. Họ tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật của bệnh nhân thông qua việc tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng. Họ cũng là một chuyên gia về thuốc, chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong các cơ sở khám chữa bệnh.
IV. Chuyên ngành Y học cổ truyền
Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông y) thuộc trong nhóm ngành y dược, chỉ nền y học có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với Tây y. Lý luận Đông y dựa trên nền tảng của triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố trong khi Tây y dựa trên các kiến thức về giải phẫu, sinh lý và vi sinh… của ngành Y dược
Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp như vọng chẩn - quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh, văn chẩn - lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân, vấn chẩn - hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan, thiết chẩn - khám bằng tay và dụng cụ để xác định trình trạng bệnh nhân.
V. Chuyên ngành Y tá
Y tá là một ngành chuyên nghiệp với nhiều nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống ngành y dược. Y tá hợp tác cùng những chuyên viên y tế khác để chăm sóc, chữa trị và đảm bảo an toàn cho người bệnh trong nhiều hoàn cảnh, từ cấp cứu đến hồi phục trong nhiều lĩnh vực y khoa khác nhau.
Tóm lại, y tá là một bộ phận nhân lực quan trọng trong ngành y dược. Đặc thù của nghề y tá là chăm sóc bệnh nhân, tư vấn hỗ trợ tâm lý gia đình bệnh nhân. Đồng thời chỉ dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cách chữa bệnh hay chăm sóc vết thương, những chăm sóc cần thiết hậu điều trị tại cơ sở y tế, chế độ dinh dưỡng, chương trình tập luyện… để giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và không tái phát bệnh trở lại.
Không những vậy, người y tá còn phải theo dõi, lưu hồ sơ bệnh án, triệu chứng bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ chuyên môn kiểm tra, chẩn đoán, phân tích kết quả, vận hành máy móc y khoa. Đồng thời ghi chép và cập nhật bệnh lý, giúp xét nghiệm, thử nghiệm, sử dụng máy móc công cụ trong ngành y dược…
VI. Chuyên ngành điều dưỡng
Điều dưỡng viên là một nghề trong hệ thống công việc ngành y dược nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe bệnh nhân, dự phòng bệnh để xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị, tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Cùng với sự phát triển của nền y học, ngày nay điều dưỡng cũng được phát triển thành các lĩnh vực chuyên môn theo hệ thống ngành y dược. Sự phát triển này nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc cho người bệnh theo từng lĩnh vực chuyên sâu. Song hành cùng các chuyên ngành trong hệ thống y tế thì tại các trường đại học cũng đã xây dựng những chương trình đào tạo riêng biệt để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho chuyên ngành này.
Hiện tại, chương trình đào tạo điều dưỡng đa khoa là phổ biến nhất, sau khi người điều dưỡng tốt nghiệp thì họ có thể tham gia các khóa học đào tạo chuyên môn cho từng lĩnh vực để trở thành các điều dưỡng chuyên ngành trong ngành y dược.
VII. Chuyên ngành Y tế công cộng
Ngành Y tế công cộng (tiếng Anh là Public health) thuộc trong nhóm ngành y dược là khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội, hoàn thiện những quan tâm xã hội trong việc đảm bảo quyền làm cho con người có thể khoẻ mạnh.
Mục tiêu ngành học Y tế công cộng trong ngành y dược là đào tạo những sinh viên có đầy đủ mọi kỹ năng và phẩm chất đạo đức để có thể hoạt động trong lĩnh vực y dược, bảo vệ sức khỏe. Tập trung vào vấn đề phòng bệnh hơn là chữa bệnh thông qua giám sát các trường hợp và khuyến khích các hành động tốt cho sức khoẻ của cộng đồng xã hội, theo dõi tình hình sức khỏe người bệnh. Giám sát dịch tễ học phòng ngừa và kiểm soát dịch. Có những chiến lược và lên kế hoạch rõ ràng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người.
VIII. Chuyên ngành Y tế học đường
Y tế học đường là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế dự phòng trong ngành y dược bao gồm một hệ thống các phương pháp, biện pháp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh, biến các kiến thức khoa học thành những kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động của lứa tuổi học đường.
Y tế học đường trong nhóm ngành y dược nghiên cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập lên sức khỏe của học sinh, trên cơ sở đó xây dựng và tiếp tục thực hiện các kế hoạch triển khai để bảo vệ và đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho các em học sinh phát triển toàn diện.
Các lĩnh vực của y tế trường học bao gồm quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học, cung cấp thuốc, vệ sinh trường học, giáo dục sức khỏe trong trường học…
IX. Chuyên ngành Y học dự phòng
Y học dự phòng là ngành học phù hợp với những người yêu thích công việc hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao ý thức sức khỏe cho người dân. Tôn trọng, chân thành và biết lắng nghe ý kiến của nhân dân về nhu cầu sức khỏe và có giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Y học dự phòng là một lĩnh vực trong ngành y dược liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh, là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì Y tế dự phòng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh.
Bác sĩ dự phòng là người phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi trường, tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các bác sĩ y học dự phòng còn có nhiệm vụ lồng ghép, phối hợp các hoạt động y học dự phòng và y tế công cộng, tham gia các chương trình y dược của quốc gia, các viện vệ sinh dịch tễ từ trung ương đến địa phương, khắc phục hậu quả thiên tai, tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học…
X. Chuyên ngành hộ sinh
Hộ sinh là một trong lĩnh vực thuộc ngành y dược, là một nhân viên làm việc ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sản khoa và phụ khoa. Nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe sinh sản, bên cạnh đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa thì còn một lực lượng đông đảo đó là những người hộ sinh.
Vai trò của người hộ sinh tuỳ thuộc vào vị trí nơi họ công tác, từ trạm y tế xã hay bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương, công việc của họ thường là chăm sóc, phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất để xử lý kịp thời những tai biến xảy ra cho thai phụ, hạn chế được tử vong.
Bên cạnh đó, họ còn là người chuẩn bị, phụ giúp bác sĩ trong những trường hợp đẻ khó, thủ thuật phức tạp, chăm sóc nhằm duy trì, phục hồi và nâng cao sức khoẻ, phát hiện những biến cố và tư vấn kế hoạch hoá gia đình cho người phụ nữ sau sinh. Hướng dẫn sản phụ cho con bú, giúp sản phụ phát hiện những bất thường, theo dõi và chăm sóc trẻ sơ sinh trong thời gian nằm viện.
XI. Chuyên ngành kỹ thuật Y học
Kỹ thuật Y Sinh là lĩnh vực trong ngành y dược,ngành ứng dụng kỹ thuật tiên tiến như nano, tế bào gốc, y tế viễn thông
Ngành kỹ thuật Y sinh là lĩnh vực trong ngành y dược, hiện nay đang là một lĩnh vực nổi bật thu hút sự quan tâm của mọi người trên thế giới và tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Đây là một lĩnh vực liên kết ngành ứng dụng kỹ thuật tiên tiến (như nano, tế bào gốc, y tế viễn thông) vào việc tạo ra các phương pháp nghiên cứu và các thiết bị phục vụ cho sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về con người.
Kỹ thuật y sinh là sự kết nối hài hòa giữa các kỹ thuật truyền thống như điện - điện tử, viễn thông, cơ khí, tin học cùng với các ngành khoa học liên quan đến sự sống và con người. Kỹ thuật y sinh bao gồm các phân ngành như thiết bị y tế trong ngành y dược, điện tử y sinh, y học tái tạo và kỹ thuật dược.
Những sản phẩm của ngành Kỹ thuật y sinh bao gồm máy CT-cắt lớp, X-quang, trợ tim, nội soi, các bộ phận nhân tạo trong cơ thể, dược phẩm và vật liệu sinh học. Ngành này phù hợp với những sinh viên yêu thích thiết kế, chế tạo hay nghiên cứu khoa học, y học lâm sàng.
XII. Kết luận
Với bài viết trên của 123job.vn hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan quan nhất về những công việc tiêu biểu trong nhóm ngành Y dược. Bài viết này có thể là tiền đề để ngay khi tốt nghiệp, bạn có thể lựa chọn được một vị trí việc làm phù hợp cho bản thân thuộc lĩnh vực ngành y dược.
Nguồn : Sưu tầm