1
Bạn cần hỗ trợ?
Hotline: 0968266345
MÃ TRƯỜNG: CDD0122 Trang chủ Tìm kiếm Danh mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề thầy thuốc

Cập nhật: 27/05/2020 Lượt xem: 672

Từ xưa đến nay, một số nghề được xã hội thừa nhận là cao quý như: nghề thầy giáo, nghề thầy thuốc, nghề dạy võ… Trong những nghề ấy, nghề thầy thuốc được ghi nhận là một nghề có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh mạng con người và được ví bằng câu thành ngữ đầy hình tượng “Lương y như từ mẫu”. 


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh viện Quân y Hải Phòng (tháng 5/1957). Ảnh: internet

 

Thật vậy, từ xưa Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác, vị danh y mẫu mực của nước ta đã từng khuyên dạy: “Làm người thầy thuốc mà không hằng tâm giúp người, chỉ chăm chăm kể lợi tính công, lấy của hại người thì khác gì giặc cướp”. Ông còn chỉ ra các tật xấu, mà nếu người thầy thuốc vấp phải thì sẽ bị quy thành tội: ngại mưa gió mà không đi chữa bệnh, sợ bệnh nhân không đủ tiền trả mà không chữa bệnh, thấy chứng bệnh dễ chữa mà nói khó để xoay tiền, thấy chứng khó mà không quyết chữa, y học còn non mà đi chữa bệnh, không chữa bệnh vì tư thù … Nếu là người thầy thuốc mà vấp phải những tật ấy thì không xứng đáng làm thầy thuốc.
Sinh thời, Bác Hồ luôn chăm lo đến đời sống của toàn thể nhân dân, Người rất quan tâm đến ngành Y tế và luôn dành cho những người thầy thuốc những tình cảm tốt đẹp nhất. Người thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của sức khỏe và vị trí quan trọng của ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Năm 1946, Bác căn dặn cán bộ y tế: Đừng có ngại khó ngại khổ. Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch; phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ. Lương y phải như từ mẫu, phải dịu dàng, khiêm tốn, thương yêu đồng bào, không được hách dịch, ban ơn...
Trong thư gửi Hội nghị Y tế toàn quốc năm 1953, Người viết: Cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân.
Ngay từ năm 1946, chỉ chưa đầy một năm sau ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã căn dặn mọi người rằng: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên, luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được… Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục.
Người còn nêu rõ vấn đề sức khỏe có mối quan hệ trực tiếp với cuộc kháng chiến và kiến quốc. Người nói: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. Chính lẽ đó, đối với tầng lớp nào, lứa tuổi nào, Người cũng luôn dặn dò mọi người phải giữ gìn và nâng cao sức khỏe. Đối với các cháu thiếu nhi, Người khuyên “Phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang”, không những phải “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt” mà còn phải “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”...
Người nhận định: “Công tác y tế đã có nhiều thành tích, đã ngăn chặn được nhiều dịch bệnh và bệnh xã hội cũ, sức khỏe của nhân dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được săn sóc chu đáo hơn”.  Người đã có thư khen ngợi sự tận tâm của các y sĩ, khán hộ cứu thương, trong đó có đoạn: “Tôi được báo cáo rằng: Các thầy thuốc và khán hộ đều hết lòng săn sóc thương binh một cách chu đáo. Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc”. Người cũng luôn mong muốn “Lương y phải như từ mẫu”, người thầy thuốc săn sóc người bệnh như người mẹ săn sóc con cái của mình.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác y tế, ngành y tế cách mạng nước ta đã nêu cao tinh thần yêu nước và tự lực cánh sinh, phục vụ cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp thắng lợi. Trong 21 năm tiếp theo, từ 1954 - 1975, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài đầy hy sinh, gian khổ ở miền Nam, ngành y tế nước ta đã trưởng thành trong lửa đạn và xây dựng thành công mô hình y tế nhân dân, một mô hình y tế tiên tiến cho một nước đang phát triển trên một nửa nước.
65 năm trước, ngày 27/02/1955, Bác Hồ kính yêu gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc. Trong thư, Bác căn dặn “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu; xây dựng một nền y học của nước ta dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng; chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”’. Đồng thời, Người còn quan tâm đến việc nâng cao trình độ y học của đất nước, phục vụ ngày càng tốt hơn sức khỏe nhân dân, Bác Hồ đòi hỏi sự nỗ lực và đóng góp chung của toàn ngành y tế. Người nhấn mạnh vấn đề đoàn kết: Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân. Từ đó, ngày 27/02 trở thành Ngày Thầy thuốc Việt Nam, là dịp để cán bộ, nhân viên y tế ghi nhớ và thực hiện lời Bác dạy, để nhân dân ta thể hiện sự tôn trọng, tôn vinh và cảm ơn các thầy thuốc.
Ngần thời gian ấy, tư tưởng của Bác đã trở thành nguyên tắc cơ bản chỉ đạo mọi hoạt động của ngành Y tế, là mục tiêu để mỗi cán bộ, nhân viên y tế rèn luyện phấn đấu. Trong những năm tháng gian khổ, ác liệt của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, cán bộ, nhân viên y tế có mặt trên khắp các chiến trường để chăm sóc, cứu chữa thương binh, bệnh binh, đồng bào, đồng chí; hàng nghìn cán bộ y tế đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đất nước hòa bình, thống nhất, đội ngũ cán bộ y tế có mặt trên mọi nẻo đường của Tổ quốc, từ Trung ương đến cơ sở, từ thành phố tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, âm thầm, tận tụy cống hiến vì sức khỏe của mọi người, hạnh phúc của mọi gia đình, góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước. Thực hiện những lời dạy của Bác Hồ gắn với trách nhiệm lớn lao của người Thầy thuốc đối với sức khoẻ của nhân dân, đội ngũ thầy thuốc Việt Nam không ngừng tu dưỡng đạo đức làm người, làm thầy thuốc.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta coi sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là vô cùng quan trọng. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh xem con người là vốn quý nhất, phải bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân, dù điều kiện như thế nào, sự tham gia ủng hộ của toàn xã hội và sự nỗ lực của ngành Y tế phải phấn đấu hết sức mình, động viên cán bộ công nhân viên thực hiện tốt việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Rất nhiều thầy thuốc đã nêu gương sáng cho chúng ta học tập như các bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Vũ Đình Tụng, Đặng Văn Chung, liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm... và biết bao thầy thuốc, lương y khác cùng hàng nghìn tập thể, cá nhân y bác sĩ, cán bộ ngành y tế được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng của mình.
Ðến nay, mạng lưới y tế cơ sở đã được xây dựng rộng khắp, từ Trung ương đến các tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường, thị trấn; từ đồng bằng trung du, các vùng xa xôi hẻo lánh đến biên giới hải đảo với 100% số xã; hơn 90% số thôn, bản có cán bộ y tế hoạt động và số xã thực hiện khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ bảo hiểm y tế. Do vậy, nước ta đã thực hiện được nhiều mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới đề ra. Ði liền với mở rộng cơ sở vật chất là chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh không ngừng được nâng cao. Các bệnh viện đều được trang bị các loại máy móc dùng trong chẩn đoán và điều trị hiện đại, các công nghệ mũi nhọn của y học thế giới đang từng bước được ứng dụng ở nước ta như ghép tạng, mổ nội soi, mổ tim, mổ tách trẻ song sinh, thụ tinh nhân tạo... Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên rất nhiều; chúng ta đã tiến đến thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về lĩnh vực y tế.
Kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2020), hơn lúc nào hết, việc rèn luyện đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của người thầy thuốc “Lương y phải như từ mẫu” thấm sâu trong tâm trí những cán bộ ngành Y tế. Mỗi cán bộ, nhân viên trong ngành Y tế ra sức thi đua phấn đấu, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng nền y tế Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng; là y tế nhân dân, nhân đạo, nhân bản, nhân tâm, đặc biệt là việc phòng, chống dịch bệnh do dịch Covid - 19 gây ra hiện nay, tất cả vì sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Nguồn: Theo Tạp chí Tổ chức Nhà nước - ThS Nguyễn Thanh Hoàng - Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ

TUYỂN SINH 2020                                                                                                                                                       

                     TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y HÀ NỘI
                                 
THÔNG BÁO TUYỂN SINH

 

 
1/ Ngành đào tạo:
          Cao đẳng Dược                                              
          Cao đẳng Điều dưỡng                         
          Cao đẳng Chăm sóc sắc đẹp     
           
2/ Đi tượng tuyển sinhThí sinh đã tốt nghiệp THPT (THBT) trở lên.
3/ Hình thức tuyểnXét tuyển (Xét điểm học bạ THPT).
4/ Thời gian đào tạo03 năm.
5/ Thời gian đăng ký dự tuyển và nhận hồ sơ: Từ ngày 16/03/2020
6/ Địa chỉ: 
Số 20 Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội 
7/ Hotline: 0968.266.345

Gửi email In trang
Bình luận facebook
(Hãy gọi 0968266345 hoặc gửi yêu cầu để được tư vấn miễn phí)
Đăng ký xét tuyển
Lưu ý: Các ô có dấu (*) bắt buộc phải điền đầy đủ
Hỗ trợ trực tuyến
Đăng ký xét tuyển
Đăng ký xét tuyển
Lưu ý: Các ô có dấu (*) bắt buộc phải điền đầy đủ