Hotline: 0968266345
MÃ TRƯỜNG: CDD0122 Trang chủ Tìm kiếm
Danh mục

ĐỂ BUỔI HỌC LÝ THUYẾT TRỞ NÊN THÚ VỊ HƠN

Cập nhật: 21/05/2020 Lượt xem: 1.988

ĐỂ BUỔI HỌC LÝ THUYẾT TRỞ NÊN THÚ VỊ HƠN



Là sinh viên ngành y, bạn phải tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết, học thực hành tại phòng tiền lâm sàng, thực hành lâm sàng tại các bệnh viện và tại cộng đồng. Mỗi hình thức học đều giữ những vai trò quan trọng giúp bạn tích lũy các kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng tay nghề, trau dồi y đức và hình thành nên thái độ chuẩn mực của một người cán bộ y tế.
Vậy, làm thế nào để khiến cho các buổi học lý thuyết trở nên thú vị hơn?
Bên cạnh vai trò của giảng viên, bản thân bạn giữ vai trò quan trọng để tạo nên những buổi học lý thuyết thú vị và mang lại hiệu quả thiết thực cho mình và cho cả lớp. Những gợi ý sau đây có thể sẽ giúp bạn có thêm hứng thú và tiếp thu nhiều kiến thức nhất thông qua những buổi học lý thuyết:
  1. TRƯỚC BUỔI HỌC: Hãy tự mình chuẩn bị tốt nhất việc sau:
    • Nắm chắc lịch học để biết hôm nay mình được nghe giảng về nội dung gì?
    • Hoàn thành các bài tập hoặc các nhiệm vụ được giao liên quan đến bài học;
    • Đọc trước tài liệu để tự tạo cho mình một “Khung kiến thức” trước khi nghe giảng, đồng thời tăng khả năng nhớ các kiến thức liên quan đến chủ đề giảng viên truyền đạt trên lớp;
    • Ghi lại những điểm mình chưa rõ trong khi tự đọc tài liệu;
    • Tìm kiếm thêm các tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề giảng viên sẽ truyền đạt;
    • Tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm thực tế của bản thân (nếu có) về chủ đề sẽ được học;
    • Mang theo các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho buổi học;
    • Tham dự đầy đủ tất cả các buổi giảng viên lên lớp.
 
  1. TRONG BUỔI HỌC: Để tạo ra một môi trường học tập tốt hơn, bạn nên chủ động:
  • Tìm một vị trí tốt nhất trong lớp để ngồi nghe giảng:
    • Ngồi ở vị trí gần giảng viên nhất có thể để giúp bạn dễ tập trung vào bài giảng, đồng thời tạo ấn tượng tốt với giảng viên về một sinh viên “chăm học”;
    • Không nên ngồi cạnh những người bạn thân vì rất có thể các bạn sẽ nghĩ ra hàng tá câu chuyện thú vị để “thủ thỉ” trong khi giảng viên giảng bài.
  • Chú tâm nghe giảng:
    • Vì sao?
    • Chú tâm nghe giảng sẽ giúp bạn nắm được trọng tâm và những nội dung chính của bài học: Nhờ chú tâm nghe giảng, bạn có thể tiếp thu được tới 50% nội dung bài ngay tại lớp và dễ dàng hoàn thành các bài tập được giao, đồng thời giúp bạn rút ngắn thời gian ôn tập sau này;
    • Chú tâm nghe giảng giúp bạn thêm tự tin và hứng thú trong khi đi học.
    • Cần nghe giảng như thế nào?
    • Nghe để hiểu và ghi chép lại theo ý hiểu của bản thân;
    • Tập trung nghe những nội dung chính, những phần quan trọng được giảng viên nhấn mạnh (gồm những phần giảng viên nhắc sinh viên cần lưu ý, những thông tin được giảng viên nhắc đi nhắc lại hoặc giải thích kỹ hơn, những phần được giảng viên nhấn mạnh hoặc những nội dung được viết lên bảng hay giấy khổ lớn,…);
    • Tập trung nghe những nội dung bạn thấy khó hiểu khi đọc tài liệu;
    • Không nên xem nhẹ việc nghe giảng vào đầu và cuối buổi học vì giảng viên thường dẫn dắt và đưa ra những mục tiêu học tập vào đầu buổi học, sau đó chốt lại những nội dung chính vào cuối buổi học;
    • Tránh phân tâm khi nghe giảng, tạm gác lại những chỗ khó hiểu để tìm hiểu sau.
  • Luôn quan sát giảng viên trong quá trình nghe giảng:
Bên cạnh việc chăm chú lắng nghe, việc chú ý quan sát các ngôn ngữ không lời của giảng viên cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Kết hợp với lời nói, nhiều giảng viên sẽ dùng những ngôn ngữ cơ thể (không lời) để minh họa sinh động các ý tưởng của bài giảng, để động viên khích lệ sinh viên trong buổi học, để nhấn mạnh những nội dung chính sinh viên cần lưu ý và cũng có khi để thể hiện những thái độ không đồng tình với những ý tưởng, hành vi cụ thể nào đó xảy ra trong giờ học.
  • Ghi chép cẩn thận trong quá trình nghe giảng:
    • Ghi chép thật đầy đủ để:
    • Hiểu rõ hơn những hướng dẫn, gợi ý hay những tài liệu mà giảng viên đề cập trên lớp;
    • Chuyển tải những gì đã học trên lớp thành kết quả cao trong các kỳ thi/kiểm tra.
    • Ghi chép như thế nào?
    • Ghi theo dàn ý gồm những ý chính, những khái niệm/định nghĩa, những thông tin được ghi lên bảng, được nhắc đi nhắc lại hoặc được nhấn mạnh;
    • Ghi theo ý hiểu của mình, đừng cố ghi chép đầy đủ từng từ của giảng viên;
    • Bắt đầu ghi những điểm chính/từ khóa ở đầu dòng;
    • Nếu không kịp ghi đầy đủ các thông tin, giữa các điểm chính có thể để trống để bổ sung thông tin sau;
    • Ghi chép gọn gàng để dễ sử dụng và tránh mất thời gian ghi chép lại.
  • Mạnh dạn phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi khi chưa hiểu rõ nội dung bài học:
    • Vì sao cần phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi?
Phát biểu hoặc đặt câu hỏi sẽ khiến cho bạn tập trung hơn vào nội dung bài giảng.
  • Làm thế nào để có thể dễ dàng phát biểu trước cả lớp?
  • Nên tập thói quen hình thành các câu hỏi trong quá trình nghe giảng;
  • Nên đặt câu hỏi liên quan đến những nội dung chính của buổi học;
  • Hãy ghi những ý kiến hoặc câu hỏi ra giấy trước khi phát biểu.
  • Tích cực tham gia vào các phần thảo luận trên lớp
  • Trao đổi với giảng viên để tìm và sử dụng thêm các tài liệu tham khảo phù hợp
  1. SAU BUỔI HỌC:
    • Dành thời gian xem xét và hoàn chỉnh phần ghi chép của mình càng sớm càng tốt (trong vòng 1 ngày sau khi kết thúc buổi học).
    • Thường xuyên xem lại các ghi chép của mình
    • Sắp xếp thời gian tự học và chủ động hoàn thành các bài tập được giao.
    • Học phải đi đôi với hành, bạn cần chủ động áp dụng những điều đã học được để thực hành và từng bước hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn thông qua việc tự đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng của bản thân qua mỗi lần thực hành.
    • Thành lập ra các nhóm bạn cùng học, cùng chia sẻ các kiến thức, thông tin, kinh nghiệm trong học tập.

TUYỂN SINH 2020                                                                                                                                                       

                     TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y HÀ NỘI
                                 
THÔNG BÁO TUYỂN SINH

 

 
1/ Ngành đào tạo:
          Cao đẳng Dược                                              
          Cao đẳng Điều dưỡng                         
          Cao đẳng Chăm sóc sắc đẹp     
           
2/ Đi tượng tuyển sinhThí sinh đã tốt nghiệp THPT (THBT) trở lên.
3/ Hình thức tuyểnXét tuyển (Xét điểm học bạ THPT).
4/ Thời gian đào tạo03 năm.
5/ Thời gian đăng ký dự tuyển và nhận hồ sơ: Từ ngày 16/03/2020
6/ Địa chỉ: 
Số 20 Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội 
7/ Hotline: 0968.266.345

Gửi email In trang
Bình luận facebook
Hỗ trợ trực tuyến